Đi làm cho startups | Huy's Blog

<- Quay về trang chủ

Có lẽ đối với nhiều người, Silicon Valley được xem như là vùng đất quy tụ toàn những big firms như Google, Facebook, Microsoft, Amazon,... hay unicorns như AirBnb, Uber, Robinhood với những kĩ sư phần mềm lương 6 chữ số [1], vì đó thực sự là những gì báo chí thường hay đăng.

Thực ra món đặc sản của Silicon Valley đối với mình, đó là startups.

Trong số rất nhiều lựa chọn dành cho một software engineer ở vùng Bay Area, thì (1) đi làm cho một startup nào đó hoặc (2) vào một big firm nào đó là hai lựa chọn nặng ký nhất.

Vì mình không quan tâm đến option thứ 2 [2] nên mình lựa chọn option thứ nhất. Sau đây là một vài nhận định của mình về môi trường cũng như kinh nghiệm cho option này.

Cơ hội việc làm không thiếu

Với con số nằm đâu đó trong khoảng hơn 30 nghìn công ty lớn nhỏ, và trong đó có hơn 5000 startups quy tụ trong vùng Silicon Valley [3].

Cơ hội để kiếm được một vị trí kĩ sư phần mềm trong vùng này thậm chí còn cao hơn so với việc đi xin việc ở Việt Nam nữa . Có lẽ vì thế nên các bạn engineers ở đây cũng nhảy việc rất là kinh (thường thì tầm 1 năm đến 1 năm rưỡi, có người 8 tháng,...).

Các công ty startups thường nhắm vào một lĩnh vực cụ thể, và build một product phục vụ cho lĩnh vực đó, nên một ưu điểm khác của việc làm cho các startup là bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều những lĩnh vực khác nhau, ví dụ như những mảng mà mình đã từng kinh qua là: Y tế, Điện lực, Cloud service, Tài chính,...

Phỏng vấn không quá khó

Khác với các big firms, quy trình phỏng vấn ở các công ty startups thường không quá khó, nhưng cũng không thể nói là dễ.

Một quy trình phỏng vấn cơ bản có thể nằm trong khoản từ 4 đến 6 vòng, và thường bắt đầu bằng vòng gọi điện tán chuyện, mục đích của các cuộc gọi này là để nhà tuyển dụng hiểu thêm về background của bạn, cũng như để bạn tìm hiểu thêm về công ty mà mình muốn apply vào.

Tiếp theo đó là các vòng phỏng vấn technical, như là coding assignment (làm một project nhỏ ở nhà rồi gửi source qua cho người ta review), nói chuyện về kĩ thuật với các bác tech leads, coding/whiteboard interview,... mục đích là để phần lớn nhân sự trong công ty có thể tiếp xúc được với bạn trong giai đoạn phỏng vấn, để xem họ có thích làm việc với một người như bạn hay không.

Nếu qua được hết các vòng kia, thì bạn sẽ vào gặp trùm cuối để giựt offer :))

Sở dĩ mình nói không quá khó là vì các câu hỏi được đưa ra trong các vòng phỏng vấn này không quá cao siêu như kiểu "làm sao để cho một con voi vào cái tủ lạnh" của Google. Mà thay vào đó là các câu hỏi về data structures (như implement hashmap, merge/flatten array,...), một vài thuật toán đơn giản, vài câu hỏi IQ nhẹ nhàng như cân 8 đồng xu,... và thường là liên quan mật thiết đến lĩnh vực mà công ty này nhắm đến.

Biết mình muốn gì

Một câu hỏi được rất nhiều công ty startup đưa ra, nhât là các công ty backed by YC là: "Tại sao bạn chọn đi làm cho công ty nhỏ thay vì các big firms".

Đứng ở vị trí của một developer, thì mỗi người có một mục đích khác nhau khi tham gia vào các công ty kiểu này, một số lý do mà mình có thể liệt kê ra như sau:

  • Quyền sở hữu (ownership): bạn sẽ được nắm cổ phần công ty [4] nếu là một trong những người tham gia công ty từ những ngày đầu.
  • Tự do và quyền quyết định: vì là startup, xây dựng sản phâm từ đầu, bạn được tự do về mặt công nghệ, chủ động lựa chọn công nghệ mình thích, hoặc sử dụng những công nghệ mới.
  • Thử thách: không gì phê hơn việc được mày mò để giải quyết các vấn đề hóc búa khi xây dựng một sản phẩm từ đầu tới cuối, được tham gia vào hầu hết mọi công đoạn của dự án mà mình đang làm, đúng không?

Nhưng bên cạnh đó, dù là startup thì cũng không nên nhắm mắt chọn bừa, trước khi quyết định chọn một công ty, dù sao thì với bản tính ăn chắc mặc bền của một thanh niên châu Á điển hình, trước khi quyết định về dưới trướng của một người thì mình cần phải biết được tính cách và bản lĩnh của họ ra sao, đây là các câu hỏi nên đưa ra cho người CEO khi có cơ hội được diện kiến:

  • Business model/Định hướng sản phẩm/Chiến lược cạnh tranh của công ty là gì? Các bạn đã từng thay đổi nó bao giờ chưa? Lần gần đây nhất các bạn thay đổi là bao giờ? [5]
  • Công ty bạn nghĩ gì/đã/đang làm gì để đạt được product market fit? [6]
  • Bao giờ thì công ty sẽ đi gọi vốn/Công ty đã gọi vốn được bao nhiêu vòng rồi? Vòng gọi vốn gần đây nhât là bao giờ? Những ai đang đầu tư vào công ty? [7]
  • Công ty đã có doanh thu/khách hàng chưa? Nếu có rồi thì khách hàng là những ai? Doanh thu năm vừa rồi của công ty là bao nhiêu?
  • Giả sử nếu không ty chưa có khách hàng, không có doanh thu, thì kế hoạch để tồn tại là gì nếu công ty hết tiền? [8]

Rủi ro cao

Hợp đồng lao động ở Mỹ, nhất là các công ty startup, thì thường là hợp đồng dạng At-will, tức là cả phía người lao động lẫn nhà tuyển dụng, có thể vì bất cứ lý do gì mà chấm dứt hợp đồng, mọi lúc, mọi nơi, mọi lý do, không cần báo trước.

Sếp ép bạn OT nhiều quá? Làm bức xô quá? Có thể đứng dậy hét to: FUCK YOU BOSS, I QUIT. và đường hoàng ra xe đi về nhà.

Nhưng sếp bạn cũng hoàn toàn có quyền làm điều tương tự với bạn, nhìn cái mặt thấy ghét, đi trễ nhiều quá: YOU ARE FIRED!... Và thế là thất thiểu xách xe về nhà đi nộp giấy ăn tiền unemployment.

Với văn hóa startup của Silicon Valley là move fast, break everythinghire fast fire fast, không có chỗ cho những người không làm được việc, nên bản thân một developer phải cố gắng gấp nhiều lần, vì sự sống còn của bản thân và của công ty, nhưng mà bên cạnh đó, văn hóa điển hình của startup là work hard, play harder, làm nhiều nhưng bạn cũng được tự do ăn chơi thoải mái, bạn cũng được tạo mọi điều kiện để cân bằng cuộc sống [9].

Vì vậy, việc chi tiêu tiết kiệm và luôn có tiền để dành trong tài khoản để khi cần vẫn có thể tồn tại được, là một việc cần thiết nếu chọn con đường đi làm cho startup. Vì ngoài chuyện bỗng nhiên thất nghiệp ra, một developer làm việc trong môi trường startup còn phải đối mặt với những vấn nạn như nợ lương, công ty phá sản,... vốn là chuyện không lạ.

Nhưng mà again, ở Mỹ thì mọi sinh vật đều được bảo vệ bởi luật pháp [10], nếu bị bóc lột hoặc bị nợ lương, bạn vẫn luôn có thể làm wage claim để đòi lại công bằng cho bản thân, và tất nhiên ở Việt Nam cũng thế. Thời gian mình còn đi học và đi làm ở Việt Nam cũng bị và chứng kiến nhiều trường hợp quịt lương, nợ lương nhưng phần lớn dân kĩ thuật nói chung thường không quan tâm tới luật pháp, rồi sau đó lại mở mồm ra complain hệ thống pháp luật của đất nước.

Notes

  1. Tùy vào khả năng và thành phố nơi bạn làm việc, con số cụ thể thì mình cũng không rành, nhưng theo những gì mình có thể tìm thấy được trên Google, thì mức lương của một software engineer ở vùng này có thể dao động trong khoản 80k-160k USD/năm, từ junior lên đến mid-level hoặc cận senior.

  2. À, thì thật ra ai mà chẳng ham đi làm ở cty bự, trong năm đầu tiên ở Mỹ thì mình cũng được liên hệ bởi rất nhiều big firms như Facebook, Google, Uber, Ebay và chỉ trong vòng 2 tuần thì mình fail sạch hết mấy cty đó

  3. Con số trên lấy từ AngeList ở thời điểm viết bài này thì có 32,068 công ty với 5,549 công ty là startups (https://angel.co/companies?company_types%5B%5D=Startup&locations%5B%5D=1681-Silicon+Valley)

  4. OK, I know it's bullshit, but in the US, it's the real shit Được bảo hộ bởi luật pháp nên đây không hẳn là một lời hứa suông. Nếu exit event xảy ra (công ty IPO, hoặc công ty bị mua lại) thì bạn thực sự sẽ có tiền.

  5. Một công ty startup mới thành lập trong độ 2, 3 năm không thể có chuyện thay đổi chiến lược quá nhiều lần được, trừ khi người chủ startup thực sự là dân tay mơ không biết mình muốn gì và đang làm gì.

  6. Product Market Fit (sản phẩm có phù hợp với thị trường không) hiển nhiên là yếu tố mang tính sống còn của một startup, nếu người chủ startup không biết đến chuyện này, hoặc không có một kế hoạch cụ thể cho vấn đề này thì tốt nhất là đừng nên đi theo họ ngay từ đầu.

  7. Một công ty startup gọi vốn quá nhiều vòng trong một thời gian ngắn đồng nghĩa với việc công ty đó đang đốt tiền một cách không hiệu quả, một công ty startup không gọi vốn nữa trong một thời gian dài thì hoặc là họ đang sống khỏe vì có doanh thu, nhưng cũng có thể là vì không có nhà đầu tư nào tin tưởng vào sản phẩm của công ty đó nữa.

  8. Nhạy cảm, nhưng thẳng thắn, nếu ông chủ của bạn không thể chia sẻ với bạn về những chuyện như thế này, hoặc chưa từng suy nghĩ về trường hợp xấu nhất có thể xảy ra cho công ty, thì bạn có muốn làm việc với họ không?

  9. Ví dụ như chuyện nghỉ phép đi du lịch như mình đề cập trong bài "Always negative your paid time off", hoặc tự do làm việc remote, work from home tùy ý, đi trễ về sớm,... miễn là bạn làm được việc.

  10. Người Việt ở Mỹ vẫn hay nói đùa là ở đây, đàn ông còn thua cả con chó, vì theo luật pháp, những đối tượng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên bảo vệ là: trẻ emphụ nữđộng vật/thú nuôi, và khi có chuyện mà cảnh sát đến nhà thì dù đúng hay sai, họ cũng lao vào đè đầu người đàn ông có mặt tại hiện trường xuống đất trước